Tin tức
admin
04/10/2021
Một câu chuyện có thật xảy ra tại Mỹ, đã được Jack – chồng của Carol kể lại.
Vợ của Jack là Carol năm nay 77 tuổi, cô đã được bác sĩ chuẩn đoán mắc bệnh Alzheimer từ ba năm trước. Vào một ngày, khi Jack chạy lên lầu tìm kiếm một thứ gì đó, khoảng thời gian đó chỉ tầm 5 phút, khi quay xuống thì Jack đã không thấy vợ mình đâu.
Là một người đam mê thể thao, nhất là đi bộ nên Carol thường đi bộ quanh khu nhà một mình. Nên lần này, Jack vẫn nghĩ chắc vợ anh ấy đang đi bộ quanh nhà như mọi khi, nhưng càng chờ đợi thì anh càng cảm thấy lo lắng hơn khi không thấy Carol về.
Sau khoảng 15 phút, anh lên xe và bắt đầu tìm kiếm khu vực lân cận. Bây giờ trời đã chạng vạng và nhiệt độ Minnesota gần như rất lạnh trong khi trước đó Carol rời nhà chỉ mặc một chiếc áo khoác nhẹ. Sau khi lái xe khoảng một giờ, Jack nhìn thấy một chiếc xe cảnh sát đang chạy trên đường, anh ra tín hiệu được giúp đỡ. Cảnh sát hỏi anh một số thông tin và yêu cầu anh trở về nhà và chờ đợi thông tin từ phía họ.
Trên đường trở về nhà, anh gọi cho cô con gái , cô ấy đã đến nhà bố mẹ từ 2h giờ sáng và đang cùng với bạn bè tìm kiếm mẹ ở các khu lân cận gần nhà. Một số bạn bè của cô đã làm những tờ rơi tìm người thân đi lạc và đi phát ở các khu vực đông người qua lại. Trong khi đó cảnh sát khu vực đã đến nhà Jack và yêu cầu anh cung cấp hình chụp mới nhất của Carol cũng như thói quen hàng ngày của cô ấy để thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm.
Sau những nỗ lực tìm kiếm, Carol đã được 2 người phụ nữ trẻ đưa về nhà an toàn. Họ đã đọc được thông tin tìm kiếm người đi lạc trong tờ rơi tại quán cà phê. Tính từ lúc rời khỏi nhà, Carol đã đi lạc 15 tiếng đồng hồ và đã đi cách nhà gần 10 km.
Sau khi Carol trở về nhà, Jack đã tìm hiểu về những thiết bị có tính năng GPS để thuận tiện hơn trong việc theo dõi vợ của mình, phòng trường hợp Carol lại rơi và trạng thái mất ý thức và đi lạc như trước.
Trong khi câu chuyện của Jack và Carol có một kết thúc có hậu, nhiều câu chuyện tương tự lại không được như vậy. Ngày càng có nhiều người chăm sóc người bị mắc bệnh Alzheimer và ngay cả các Bác sĩ đều cho biết họ rất lo ngại về tần suất những người mắc bệnh Alzheimer đi lang thang — nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng hoặc lạnh giá, việc ngăn chặn nó là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.
Theo khảo sát gần đây về những người chăm sóc các thành viên trong gia đình của Home Instead, một cơ quan chăm sóc người cao tuổi tại nhà:
Nếu bạn đang chăm sóc một người mắc bệnh Alzheimer và người bệnh bị đi lạc thì phải thật nhanh chóng đi tìm kiếm. Vì, nếu không được tìm thấy trong vòng 24 giờ, có tới một nửa số người già lang thang mắc bệnh Alzheimer hoặc một số dạng sa sút trí tuệ khác bị thương nặng hoặc tử vong.
Nếu không thể xác định được vị trí của người bệnh đang đi lạc, hãy dành 15 phút để tìm kiếm khu vực xung quanh nơi người bệnh rời đi. Tìm kiếm những không gian nhỏ như tủ đựng quần áo và ở những vị trí quen thuộc mà người bệnh trước đó ưa thích, chẳng hạn như khu vườn ở sân sau. Và đặc biệt là phải tranh thủ sự giúp đỡ từ càng nhiều người khác càng tốt, để công việc tìm kiếm đạt hiểu quả tốt nhất.
Đồng thời bạn phải cố gắng nhớ và ghi lại (có thể được coi là những thông tin phục vụ cho công cuộc tìm kiếm), ví dụ: họ mặc quần áo màu gì? Dài hay ngắn? họa tiết ra sao? Đi dép màu gì? …và xem trước đó họ có yêu cầu đi đâu, mua gì không, chẳng hạn như như cầu đi chợ, đi đến cửa hàng tạp hóa.
Gọi 911. Nếu sau 15 phút mà chưa tìm được người bệnh đi lạc thì nên gọi ngay gọi 911 — và thông báo có người mắc bệnh Alzheimer bị mất tích và bạn muốn đăng thông tin người mất tích lên các phương tiện đại chúng.
Hầu hết các bang ở Hoa Kỳ đã áp dụng chương trình Silver Alert hoặc một hệ thống tương tự để thông báo một cách nhanh chóng và có hệ thống cho các cơ quan thực thi pháp luật, các phương tiện truyền thông và công chúng về những người lớn tuổi mất tích bị suy giảm nhận thức.
Gửi cảnh báo. Ngay khi người bệnh bị mất tích hãy gửi ngay thông báo cho bạn bè và các thành viên trong gia đình.
Đảm bảo người bệnh có thể được nhận dạng. Để đề phòng trường hợp người bệnh bị đi lạc mà không nhớ được tên, địa chỉ nơi mình sinh sống. Những người chăm sóc người bệnh nên cân nhắc dán nhãn quần áo với tên và số điện thoại để những người gặp người bệnh đi lang thang trên đường có thể báo về cho gia đình của người bệnh được.
Người mắc bệnh Alzheimer khi càng bị nặng thì gần như họ đã mất ý thức hoàn toàn, họ gần như quên hết về bản thân mình là ai cũng như những người thân trong gia đình. Chính vì vậy, khi có người nhà bị mặc bệnh này, gia đình bạn nên tham khảo ý kiến các bác sĩ cũng như hỏi thêm kinh nghiệm của những gia đình có người nhà đã có người mắc bệnh để có thể chuẩn bị những gì tốt nhất cho người bệnh.
Bài viết liên quan